Các kỳ họp Quốc hội Quốc hội Việt Nam khóa XV

1. Kỳ họp thứ nhất (20.07.2021 - 28.07.2021)

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20 đến 28/7/2021 tại Hà Nội. Kỳ họp xem xét thông qua báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời tại kỳ họp, Quốc hội tiến hành bầu mới Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Quốc hội cũng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.[2]

Ngày 24 tháng 7 năm 2021, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28 tháng 7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.[3]

Kết quả bầu cử thành viên cấp cao Quốc hội

Bầu Chủ tịch Quốc hộiBầu Phó Chủ tịch Quốc hội
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Vương Đình Huệ47500Trần Thanh Mẫn48300
Nguyễn Khắc Định48300
Nguyễn Đức Hải48300
Trần Quang Phương48300
Bầu Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Ứng viênỨng viên
Nguyễn Thúy AnhLê Tấn Tới
Nguyễn Đắc VinhNguyễn Phú Cường
Lê Quang HuyY Thanh Hà Niê Kđăm
Vũ Hải HàBùi Văn Cường
Lê Thị NgaNguyễn Thị Thanh
Vũ Hồng ThanhDương Thanh Bình
Hoàng Thanh Tùng
Bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninhBầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Lê Tấn Tới47500Y Thanh Hà Niê Kđăm47500
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luậtBầu Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Hoàng Thanh Tùng47500Nguyễn Thúy Anh47500
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dụcBầu Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Nguyễn Đắc Vinh47500Lê Quang Huy47500
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoạiBầu Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Vũ Hải Hà47500Nguyễn Phú Cường47500
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápBầu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Lê Thị Nga47500Vũ Hồng Thanh47500
Bầu Tổng Thư ký Quốc hộiBầu Tổng Kiểm toán nhà nước
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Bùi Văn Cường47500Trần Sỹ Thanh47101
Bầu cử thành viên cấp cao Nhà nước
Bầu Chủ tịch nướcBầu Phó Chủ tịch nước
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Nguyễn Xuân Phúc48300Võ Thị Ánh Xuân48300
Bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối caoBầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Nguyễn Hòa Bình48000Lê Minh Trí48000
Bầu cử thành viên cấp cao Chính phủ
Bầu Thủ tướng Chính phủPhê chuẩn Phó Thủ tướng Chính phủ
Ứng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếuỨng viênTán thànhKhông tán thànhKhông bỏ phiếu
Phạm Minh Chính48400Phạm Bình Minh47900
Lê Minh Khái47900
Vũ Đức Đam47900
Lê Văn Thành47900

2. Kỳ họp thứ hai (20.10.2021 - 13.11.2021)

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 20/10. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt và đã bế mạc vào ngày 13/11.

Theo nội dung chương trình, trong 2 đợt của kỳ họp (đợt 1 họp trực tuyến 11 ngày, từ ngày 20-30/10 và đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội 6 ngày từ ngày 8-13/11), Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp) và xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

Về công tác lập pháp, Quốc hội đã:

  • Thông qua 05 nghị quyết, gồm: Các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế; Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
  • Cho ý kiến đối với 05 dự án luật, gồm: dự án Luật Cảnh sát cơ động; dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Về xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội đã:

  • Biểu quyết thông qua 03 Nghị quyết về: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
  • Xem xét, thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong đó xác định Kế hoạch này phải gắn với Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thực chất, hiệu quả hơn, củng cố nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn tài chính và an toàn tiền tệ quốc gia; yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, hoàn thành trước tháng 4/2022, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này hằng năm; giữa nhiệm kỳ và cả nhiệm kỳ.
  • Thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
  • Xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong đó đề nghị các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, gắn với việc tổ chức thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, khẩn trương trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) đồng bộ với việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh; giao chỉ tiêu tham gia bảo hiểm y tế cho các địa phương giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục triển khai có hiệu quả nhằm đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội; đẩy nhanh hơn nữa việc giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận; xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Về giám sát tối cao, trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã:

  • Chất vấn Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư và ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành.
  • Xem xét thông qua Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
  • Xem xét Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.
  • Xem xét các Báo cáo về công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng năm 2021.
  • Xem xét các Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa trước và Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2021.

3. Kỳ họp bất thường lần thứ nhất (4.1.2022 - 11.1.2022)

Ngày 21/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng khoản 2 điều 83 Hiến pháp 2013 và chương V Luật Tổ chức Quốc hội 2014 để triệu tập Kì họp bất thường lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 1 năm 2022. [4] Đây là kì họp đầu tiên Quốc họp phải họp trực tuyến cả kỳ do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Hà Nội.

Trong kì họp trên, Quốc hội đã thông qua 1 luật, 4 nghị quyết và đặc biệt là gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng để phục vụ mục đích phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

Về công tác lập pháp, Quốc hội đã:

  • Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành "1 luật sửa 9 luật".[5]
  • Thông qua 4 nghị quyết: Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ và Nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Về xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội đã:

  • Biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, gói hỗ trợ trị giá gần 350,000 tỉ đồng đã được kích hoạt, tạo điều kiện để Việt Nam hồi phục nền kinh tế sau làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội cũng đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% và cho phép tăng bội chi ngân sách trong 2 năm 2022-2023 bình quân từ 1-1,2% GDP.[6]
  • Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông bằng nguồn vốn đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.950 tỷ đồng, với quy mô 729 km trên các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, gồm 12 dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập nhằm kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.[7]
  • Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ, theo đó Cần Thơ được phép thí điểm 6 quy chế đặc thù trong vòng 5 năm: Thứ nhất, thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính và tổ chức khác trong nước, từ nguồn nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ không vượt quá 60% số thu ngân sách của địa phương được hưởng. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định. HĐND TP Cần Thơ quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí có trong luật, trừ án phí, lệ phí tòa án. Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí..; Thứ hai, HĐND thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, người chịu tác động; Thứ ba, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung đô thị; Thứ tư, sau khi ngân sách thành phố đảm bảo đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội, HĐND thành phố được quyết định dùng nguồn còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; Thứ năm, hành phố được thực hiện dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ theo phương thức xã hội hóa, đảo đảm chuẩn tắc luồng hàng hải cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào; dự án có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên được áp dụng hình thức ưu đãi; Thứ sáu, Thủ tướng sẽ lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Trung tâm được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan và thuế, nếu đáp ứng một số điều kiện. [8]

4. Kỳ họp lần thứ ba (23.5.2022 - 16.6.2022)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc hội Việt Nam khóa XV http://quochoi.vn/ https://vnexpress.net/quoc-hoi-thong-qua-goi-ho-tr... https://vnexpress.net/thi-diem-6-co-che-dac-thu-ph... https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thong-qu... https://laodong.vn/thoi-su/quoc-hoi-rut-ngan-thoi-... https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/nghi-quyet-v... https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquoc... https://tuoitre.vn/quoc-hoi-khoa-xv-khai-mac-ky-ho... https://tuoitre.vn/ti-le-dai-bieu-quoc-hoi-nu-khoa...